Thực trạng quan hệ tình dục không an toàn đang ngày càng xuất hiện phổ biến, dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục tăng đột biến. Trong đó, có thể kể đến như căn bệnh xuất phát từ virus Herpes, được Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có hơn 3 tỷ người đang nhiễm phải? Vậy virus herpes là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cách chữa trị thế nào? Có nguy hiểm không? Tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Virus herpes là gì? Đây là một họ virus rất lớn, gồm có các chủng loại như: Herpes simplex (còn gọi là HSV) gây nổi mụn rộp; Herpes zoster (còn gọi là Varicella zoster virus) gây bệnh zona, thủy đậu. Các loại virus này đều có chung một cấu trúc DNA và có khả năng tự nhân đôi sau khi lây nhiễm vào cơ thể, làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, gây ra những triệu chứng nhiễm trùng ở miệng, môi, mắt, bộ phận sinh dục, lưỡi, cổ họng,…
Virus herpes là gì?
Tuy nói tình dục là một trong những bản năng vốn có, nhu cầu sinh lý thiết yếu của loài người và cần phải đáp ứng điều độ. Nếu không, sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, tâm trạng, cảm xúc và chất lượng đời sống lẫn công việc. Thế nhưng, không phải ai cũng trang bị đầy đủ kiến thức an toàn trong tình dục, nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và bạn tình. Do đó, tình trạng người mắc bệnh truyền nhiễm ngày càng tăng cao và “trẻ hóa”, để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Ngoài căn bệnh “thế kỷ” HIV/AIDS được nhiều người biết đến ra, thì tỷ lệ người nhiễm virus Herpes cũng đang nằm trong diện “báo động đỏ” với hơn 3 tỷ người trên toàn cầu đang mắc phải (theo số liệu công bố từ Tổ chức Y tế thế giới). Tại Việt Nam, Bộ y tế vẫn luôn khuyến cáo mọi người cần hết sức đề phòng và không được chủ quan với căn bệnh này.
Vậy virus herpes là gì? “Herpes” là họ của một chủng virus rất lớn, thường có hai loại gây bệnh ở người, bất kể giới tính là: Herpes simplex (còn gọi là HSV) gây bệnh mụn rộp; Herpes zoster (còn gọi là Varicella zoster virus) gây bệnh zona, thủy đậu. Cả hai loại virus này, đều sở hữu chung cấu trúc DNA, có khả năng tự nhân đôi bản thể sau khi đã lây nhiễm vào trong cơ thể, khiến cho sức đề kháng bị suy yếu dần.

Đồng thời, chúng gây ra các bệnh về da, làm xuất hiện những triệu chứng nhiễm trùng ở lưỡi, cổ họng, môi, mắt, bộ phận sinh dục, miệng và các bộ phận khác. Khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, herpes sơ sinh,… ở những người có thể trạng yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm nặng nề.
Ngoài ra, chủng Virus herpes simplex (HSV) được chia thành 2 loại chính, gồm:
– Herpes loại 1 (HSV – 1): còn được gọi là herpes miệng vì gây nổi mụn rộp, lở loét, bỏng rộp tại vị trí xung quanh miệng, nhất là ở môi. Loại này có phương thức lây truyền qua những hoạt động như hôn nhau; sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như muỗng, ống hút, khăn mặt, bàn chải; khi áp dụng hình thức quan hệ tình dục bằng miệng, thì các vết thương hở, viêm lở trong khoang miệng tiếp xúc trực tiếp với chất dịch chảy ra từ mụn rộp.
– Herpes loại 2 (HSV – 2): còn được gọi là herpes sinh dục vì gây nổi mụn rộp, lở loét tại bộ phận sinh dục và trực tràng. Phương thức lây truyền của loại virus này chủ yếu bắt nguồn từ việc quan hệ tình dục với người đang nhiễm phải HSV – 2 nhưng không sử dụng bao cao su trong lúc làm tình.
Virus herpes gây ra những bệnh gì?
Virus herpes gây ra những chứng bệnh gồm:
– Mụn rộp sinh dục: Chứng bệnh này truyền nhiễm qua đường tình dục, được gây ra bởi hai tác nhân chính là HSV – 1 hoặc HSV – 2. Theo đó, virus sẽ thông qua màng nhầy ở trong mũi, miệng hay bộ phận sinh dục để thâm nhập vào bên trong cơ thể. Virus có thể tiếp tục lây truyền sang người khác bằng tuyến nước bọt, dịch tiết âm đạo, tinh dịch xuất ra từ dương vật. Gây nổi mụn nước ở các bộ phận như: âm đạo, dương vật, hậu môn, môi, miệng, bìu dái.
– Herpes bẩm sinh: Đây là hiện tượng trẻ vừa mới sinh ra đời đã mắc bệnh Herpes. Nguyên nhân là bị lây nhiễm từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khi trẻ nhiễm phải loại virus này, sẽ để lại những triệu chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da toàn thân, khó hô hấp, rối loạn hô hấp, tổn thương não, co giật, rối loạn chức năng gan thận,… Những ai bị nhiễm herpes bẩm sinh đều không thể điều trị hết hoàn toàn, chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
– Viêm giác mạc: Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người gặp tình trạng bệnh Herpes tái phát. Virus gây bệnh ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể, sau đó lây lan đến dây thần kinh và giác mạc, gây ra các triệu chứng như sưng giác mạc, sưng mí mắt, đau ngứa giác mạc,…
– Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: Chứng bệnh này xuất hiện phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus Epstein – Barr gây ra. Nó gồm có các triệu chứng như đau họng, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, mệt mỏi trong người. Thậm chí còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tắc nghẽn đường thở, bệnh rối loạn thần kinh, vỡ lách,…
Khi nhiễm HSV cơ thể xuất hiện triệu chứng gì?
Trường hợp nhiễm HSV ở miệng
– Đầu tiên, người bệnh sẽ cảm thấy xung quanh vung da môi, miệng trở nên đau rát, nóng ran và bị bỏng đỏ.
– Tiếp đến, bắt đầu hình thành nên các hạt mụn nước, gây ra hiện tượng lở loét bên trong hoặc quanh miệng. Mụn nước thường tụ thành từng chùm xuất hiện trên da và từ từ vỡ ra sau vài ngày, làm chảy chất dịch ra ngoài và tạo thành các vết lở loét. Đối với người có sức đề kháng yếu thì bệnh tình thường kéo dài lâu hơn hoặc trở nặng nếu bị bội nhiễm.
Trường hợp nhiễm HSV ở bộ phận sinh dục
Bệnh Herpes sinh dục thường rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Đến khi bệnh tình tiến triển nặng thì bộ phận sinh dục mới bắt đầu xuất hiện các vết lở, dần dần lây lan đến hậu môn. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này dựa vào các triệu chứng như:
– Sưng hạch bạch huyết.
– Toàn thân đau nhức, mệt mỏi.
– Nóng sốt tăng cao trong nhiều ngày liền.

Do đâu cơ thể lại lây nhiễm virus herpes?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lây nhiễm virus Herpes như:
– Thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, điển hình như việc làm tình với nhiều người khác nhau, không sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ,…
– Không có thói quen vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Hoặc khi vệ sinh lại chà xát, thụt rửa quá sâu vào bên trong làm trầy xước, tổn thương các niêm mạc âm đạo, tạo điều kiện cho virus thâm nhập và trú ngụ trong đó.
– Virus tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc các vết thương hở, vết lở loét trên da.
– Sử dụng chung đồ với người đang mắc bệnh Herpes như: dao cạo râu, muỗng, nĩa, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng,…
– Virus lây nhiễm thông qua các vết thương hở trong khoang miệng hoặc môi bị bong tróc da, chảy máu.
– Cơ thể phụ nữ khi mang thai bị nhiễm virus nên làm tăng nguy cơ lây truyền sang thai nhi.
– Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy giảm tinh thần, áp lực, kéo dài khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, dẫn đến nguy cơ nhiễm Herpes tăng cao.
Phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm herpes
Một khi cơ thể đã bị nhiễm phải virus Herpes thì không có biện pháp nào điều trị dứt điểm được bệnh này. Chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa bội nhiễm ở vết thương, phòng tránh tái phát bệnh và làm thời gian phát bệnh rút ngắn xuống, cụ thể như sau:
– Khi vừa mới phát hiện mắc bệnh Herpes, người bệnh nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ phác đồ điều trị, giúp giảm các triệu chứng và ngừa việc lây nhiễm sang các khu vực khác trên cơ thể.
– Trường hợp người bệnh chuyển sang tình trạng bội nhiễm thì cần phải điều trị bằng kháng sinh phổ rộng.
– Trong quá trình chữa trị, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết nhằm làm tăng sức đề kháng.
– Vệ sinh sạch sẽ và giữ gìn khô thoáng các vùng da bị nhiễm trùng hay nổi mụn rộp.
– Nếu người bệnh cảm thấy bị đau rát, khó chịu do nổi mụn rộp ở miệng thì có thể chườm lạnh để làm giảm bớt cơn đau. Hoặc nếu đau ở bộ phận sinh dục thì nên tắm nước ấm để tình trạng được cải thiện và giảm đau hiệu quả.
Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm virus herpes?
Sau đây là những giải pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh Herpes:
– Khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện ra bệnh và kịp thời chữa trị.
– Duy trì đời sống tình dục lành mạnh, an toàn, tuân thủ nguyên tắc “một vợ, một chồng”, không làm tình bừa bãi với nhiều người. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, vừa giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, vừa phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

– Có thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng, có độ pH ổn định, chứa thành phần lành tính, không chứa chất tẩy rửa.
– Hạn chế mặc quần quá ôm sát vào vùng kín. Không bận quần lót quá bó sát và còn ẩm ướt.
– Tuyệt đối không được sử dụng chung đồ cá nhân với bất kỳ ai, kể cả người thân trong gia đình. Vì các đồ dùng này chứa rất nhiều vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cân đối công việc và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sao cho hợp lý. Thường xuyên tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và góp phần giúp hệ thống miễn dịch thực hiện tốt các chức năng.
Bài viết này đã tổng hợp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến chủng virus herpes là gì, gây ra triệu chứng như thế nào. Cùng với đó là các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh Herpes. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua những kiến thức bổ ích được chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm hại từ virus. Đồng thời, hình thành cho bản thân lối sống tình dục an toàn, lành mạnh.