Mọng nước là gì? Quả mọng nước có lợi ích gì cho sức khỏe?

Mọng nước là gì?

Chúng ta thường nghe nói đến những thuật ngữ quả mọng nước hay cây mọng nước trong ngành thực vật và nông nghiệp. Nhưng lại không biết cụ thể mọng nước là gì và những loại nào được xếp vào loại thực vật và trái cây mọng nước? Vì thế, trong bài viết sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về thực vật và trái cây mọng nước gồm những loài nào và có lợi ích thế nào đối với sức khỏe con người nhé. 

Mọng nước là gì? Đây là một thuật ngữ dùng nhiều trong ngành nông nghiệp trồng trọt để chỉ về những loại thực vật có đặc tính mọng nước như cây hoặc quả. Từ “mọng nước” bắt nguồn từ chữ “sucus” của tiếng Latin, theo tiếng anh sẽ là “succulent” và từ “succulent” này trong sinh học cũng dùng để chỉ những loài thực vật và trái cây mọng nước. Ví dụ như: cây xương rồng, cây thầu dầu, cây nha đam, quả dâu, quả việt quất, quả nho, quả mâm xôi,…

Mọng nước là gì?

Thực vật mọng nước có tên khoa học là “succulent”, đây là từ ngữ được bắt nguồn từ chữ “sucus” tiếng Latin, dịch ra tiếng việt có nghĩa là mọng nước. Vậy mọng nước là gì? Mọng nước chính là đặc điểm của nhóm thực vật có khả năng trữ nước trong những phần khác nhau, ví dụ như thân, lá, cành hoặc thậm chí là rễ. Những phần trữ nước của nhóm thực vật này thường sẽ dày và nhiều thịt hơn bình thường.

Ngoài ra, từ mọng nước còn được dùng cho nhóm thực vật có quả mọng. Đặc điểm của những loại quả này là có hình dáng tròn hoặc bầu, bên trong dày thịt và có màu sắc bắt mắt như màu đỏ, màu tím, màu xanh…Quả mọng thường sẽ có vị ngọt hoặc chua, nên sẽ được dùng để làm mức hoặc ăn trực tiếp.

Tìm hiểu về thực vật mọng nước

Thực vật mọng nước là loại thực vật có khả năng chứa nhiều nước trong cơ thể của mình. Các thực vật này thích nghi với môi trường có nguồn nước hạn chế và có khả năng lưu trữ nước để sử dụng trong thời gian khô hạn. Cấu trúc của chúng thường có thể giữ và lưu trữ nước trong các phần của cơ thể như lá, thân, cành hoặc rễ.

Một số ví dụ về thực vật mọng nước bao gồm: cây cọ, cây xương rồng, cây hồng môn, cây đại ngũ bình, cây nha đam, cây sen đá…Những loại cây này thường có các cấu trúc đặc biệt như lá dày, thân to và rễ sâu để giúp chúng tiếp nhận, lưu trữ và sử dụng nước một cách hiệu quả trong những môi trường khắc nghiệt.

Thực vật trữ nước thường được tìm thấy ở các vùng khô cằn, sa mạc hoặc nơi mà nguồn nước không dồi dào. Sự thích ứng này giúp chúng tồn tại và sinh trưởng trong môi trường khó khăn, nơi mà các loại cây khác không thể sống sót.

Thực vật mọng nước là gì?
Thực vật mọng nước sống ở những vùng khô hạn, khắc nghiệt nên có khả năng trữ nước bên trong các phần như thân, lá, cành hoặc rễ.

Tìm hiểu về trái cây mọng nước

Trái cây mọng nước hay còn được gọi là các loại quả mọng, chúng thường là những loại quả nhỏ có hình dáng tròn, mềm và có nhiều màu sắc bắt mắt như xanh, đỏ, tím,…Quả mọng khi chín thường sẽ có vị chua hoặc ngọt. Nên thường được sử dụng để làm nước ép, mức hoặc để ăn tráng miệng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, quả mọng là nhóm trái cây chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa nên chúng rất tốt cho sức khỏe của con người. Một số loài trái cây thuộc nhóm quả mọng bao gồm: quả dâu, quả việt quất, mâm xôi, quả nho, quả anh đào,…

Trái cây mọng nước là gì?
Mọng nước là gì? Quả mọng là những loài quả có hình dáng tròn, thịt dày, chứa nhiều nước, thường có màu sắc bắt mắt.

Quả mọng mang đến những lợi ích như thế nào cho sức khỏe?

Như đã chia sẻ ở trên, quả mọng là nhóm trái cây có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Ví dụ như:

Cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể

Trong các loại quả mọng có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanins, axit ellagic và resveratrol. Khi ăn các loại quả mọng thường xuyên sẽ cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định nên nếu không hạn chế chúng thì các gốc tự do này có thể gây hại cho các tế bào trong cơ thể.

Cải thiện lượng đường trong máu

Theo các nghiên cứu cho thấy, các loại quả mọng giúp cơ thể cải thiện lượng đường trong máu và tăng độ nhạy với insulin khá hiệu quả. Ngoài ra, khi ăn tráng miệng bằng các loại quả mọng sau những bữa ăn nhiều tinh bột sẽ giúp giảm lượng đường trong máu đối với những người bình thường và đặc biệt là những người kháng insulin.

Kiểm soát cân nặng

Các loại quả mọng thường có mức calo thấp và chứa ít chất béo. Bằng cách thay thế các thực phẩm giàu calo bằng các loại quả mọng, bạn có thể duy trì lượng calo hợp lý trong chế độ ăn uống. Qua đó sẽ giúp bạn  kiểm soát cân nặng hiệu quả, thích hợp với người đang thực hiện chế độ giảm cân.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Các loại quả mọng chứa rất nhiều chất xơ, mà chất xơ sẽ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Việc tiêu thụ các loại quả mọng giúp cung cấp chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa, giúp duy trì sự hoạt động đều đặn của ruột và hỗ trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Các loại quả mọng thường giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chúng cung cấp các vitamin như vitamin C, A, K, các khoáng chất như kali, magiê, mangan, folate,…và các chất chống oxy hóa. Những chất này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Giảm Cholesterol

Các loại quả mọng còn được chứng minh là giúp cơ thể giảm được cholesterol ở những người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa và người béo phì. Đồng thời, quả mọng còn giúp ngăn ngừa cholesterol LDL bị oxy hóa, bảo vệ sức khỏe cho hệ tim mạch.

Bảo vệ động mạch

Ngoài việc bảo vệ cho hệ tim mạch thì các chất chống oxy hóa có trong các loại quả mọng còn giúp bảo vệ và cải thiện chức năng của động mạch. Theo các nghiên cứu cho thấy, tế bào nội mô (tế bào lót mạch máu) là tế bào có chức năng kiểm soát huyết áp, giữ cho máu không bị đông và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác.

Khi các tế bào nội mô bị tổn thương thì các chức năng của chúng có thể bị giảm và dẫn đến rối loạn chức năng nội mô, đây là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó, quả mọng được phát hiện là có thể cải thiện chức năng nội mô, kể cả ở những người đang mắc các rối loạn chuyển hóa và người hút thuốc.

Chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch

Trong các loại quả mọng có chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, vốn được biết đến là một chất chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Bên cạnh đó, vitamin C có trong quả mọng còn giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây viêm và giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

Công dụng của quả mọng nước là gì?
Các loại quả mọng chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Phòng ngừa ung thư

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các chất chống oxy hóa như axit ellagic, anthocyanins và resveratrol có trong các loại quả mọng được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số ung thư như: ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư vú và ung thư ruột kết.

Tốt cho làn da

Nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin nên các loại quả mọng được cho là rất có lợi cho sức khỏe của làn da. Nước có trong các loại quả mọng có thể giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm mờ nếp nhăn và giúp da trở nên khỏe mạnh. Đồng thời, các chất chống oxy hóa sẽ giúp kiểm soát các gốc tự do, làm giảm nguy cơ tổn thương và lão hóa da. Ngoài ra, axit ellagic có trong quả mọng còn ngăn chặn việc sản xuất các enzym phân hủy collagen ở da.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn biết được mọng nước là gì. Qua đó, cũng có thêm cho mình những thông tin thú vị về thực vật mọng nước và quả mọng là như thế nào. Ngoài ra, bài viết cũng chia sẻ những lợi ích tuyệt vời mà các loại quả mọng mang lại cho sức khỏe của chúng ta. Nếu thấy hay và bổ ích thì đừng quên chia sẻ bài viết với mọi người xung quanh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *